Giọng hát của Hương Lan có âm sắc ngọt ngào đặc trưng không lẫn vào đâu được



Cống hiến hết mình cho nghệ thuật dân tộc đã hơn nửa thế kỷ, giọng hát mê hoặc của Hương Lan vẫn luôn giữ được âm sắc trong trẻo, ngọt ngào và những đường luyến láy điêu luyện đặc trưng. Dù đã hơn 50 năm đứng trên sân khấu, nhưng giọng hát ấy ngày càng sâu sắc, xứng danh “thần đồng” như những nhà phê bình có tiếng thế hệ trước từng nói.

Giọng hát của Hương Lan có âm sắc ngọt ngào đặc trưng không lẫn vào đâu được. Nếu giọng hát của con người có màu sắc thì cô chính là màu tím hoa cà: êm dịu, ngọt ngào, hơi “tối” và có gì đó man mác. Màu tím hoa cà cũng gợi ra những cảnh tượng dân gian, có gì đó thôn quê và mộc mạc, rất phù hợp với dòng nhạc và con người của cô.


Hương Lan thể hiện ca khúc “Sa mưa giông”.


Tiếng hát dịu ngọt của Hương Lan bản thân đã vô cùng nữ tính nên cô hát rất tự nhiên, không cần phải quá thể hiện mà vẫn thật ngọt ngào.


Thế mạnh của Hương Lan không chỉ là giọng hát trời phú, mà còn là sức mạnh của kỹ thuật vượt trội. Kỹ thuật điều khiển hơi thở của cô được khơi nguồn từ dòng nhạc dân gian – cải lương nên rất chắc chắn, có thể ngân rung, luyến láy những 30 giây mà không hề hấn gì.


Hương Lan hát “Dạ cổ hoài lang”.


Ngoài làn hơi dài bất tận, Hương Lan còn sở hữu nhiều tuyệt chiêu khác. Đa số ca sỹ chỉ phát triển quãng trầm, trung, hoặc cao tương ứng với loại giọng của họ, nhưng với Hương Lan, trình độ điều khiển giọng hát của cô đã đến bậc thượng thừa, nghĩa là hát trung trầm cao gì cũng tốt và chẳng mấy khác biệt.


Không chỉ dừng lại ở quãng giọng hay âm sắc, kỹ thuật chuyển giọng (transition) của Hương Lan cũng tuyệt không kém. Thế nên, khi cô chuyển từ giọng thật sang giọng giả thanh (falsetto), khán giả vẫn cảm thấy có sự liên kết.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến