Mẹ khéo tay làm nhiều món cho bữa phụ giúp con ăn ngon tăng cân vù vù

Làm mẹ toàn thời gian, chị Phương Thảo có điều kiện để học hỏi làm các món ngon, giúp cậu con trai 17 tháng thay đổi khẩu vị, trở nên thích thú với việc ăn uống mỗi ngày.

Chị Phương Thảo hiện tại đang ở nhà chăm con. Bé trai của chị đã được 17 tháng tuổi. Vì ở nhà có nhiều thời gian nên chị Thảo thường lên mạng học các công thức nấu ăn cho con. Không chỉ tạo những bữa ăn dặm phong phú từ khi con 6 tháng tuổi, chị còn học làm các món sữa hạt, các món bánh, chè… để cho con ăn vào bữa phụ.


Chị Phương Thảo thường mày mò tìm hiểu nhiều món ăn vặt để làm cho con. (Ảnh NVCC)

Xem thêm:

Cho con ăn dặm đúng cách

Chị Phương Thảo cho biết, ngoài bữa chính thì bữa phụ cũng rất quan trọng. Trẻ nhỏ thường có nhu cầu năng lượng đạt tới 2/3 nhu cầu năng lượng của người lớn. Tuy nhiên, dung tích bao tử lại nhỏ hơn rất nhiều. Bởi vậy, trẻ không thể nạp đủ thức ăn so với nhu cầu năng lượng của mình chỉ bằng 3 bữa ăn như người lớn.

Việc chia nhỏ 3 bữa lớn thành nhiều bữa nhỏ bao gồm các bữa chính và bữa phụ sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bé. Hơn nữa, đối với trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, những bữa phụ có vai trò rất quan trọng. Bữa ăn phụ không những giúp đa dạng hóa khẩu phần ăn, đảm bảo nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé suy dinh dưỡng mà còn tạo ra sự khác biệt về khẩu vị làm bé thấy ngon miệng.


Bé nhà chị rất thích các món ăn của bữa phụ. (Ảnh NVCC)



Bé luôn ủng hộ mẹ nhiệt tình. (Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)


Một ngày chị Thảo thường cho bé ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Bữa chính gồm các thực phẩm trong nhóm đạm, nhóm béo, nhóm rau quả… Bữa phụ chị thường tự chế biến các món như bánh flan, phô mai, váng sữa, sữa tươi… Nếu bữa chính bé ăn ít thì có thể làm thêm soup, chè, cháo, sữa hạt… cho con.

Chị Thảo chia sẻ: “Bữa phụ mình không cho con ăn quá gần bữa chính. Những thức ăn chua và béo không nên cho bé ăn vào buổi tối dễ gây đầy bụng. Bữa phụ nhưng mình cũng không cho con ăn kẹo, nước ngọt. Vì thế, mình đã dành thời gian mày mò học hỏi các công thức nấu ăn, tự chế biến từ nguồn thực phẩm lành mạnh, có nhiều chất dinh dưỡng để con được hấp thụ tối đa từ thực phẩm”.

Để có thời gian nấu nướng cho con, chu toàn cả bữa chính lẫn bữa phụ, chị Phương Thảo thường thay đổi cách nấu cả bữa chính lẫn bữa phụ. Chị luôn để ý xem con muốn ăn gì, thích thú khi nếm món gì để làm những món ấy, giúp bé không bị chán và hào hứng khi đến bữa ăn.


Sữa gạo rang. (Ảnh NVCC)



Bim bim rau củ. (Ảnh NVCC)



Sữa tươi chiên. (Ảnh NVCC)



Sữa bí đỏ. (Ảnh NVCC)



Chè khoai dẻo. (Ảnh NVCC)



Sữa sen tươi. (Ảnh NVCC)



Bánh bao khoai môn. (Ảnh NVCC)



Bánh khoai tây Hàn Quốc. (Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



Sữa chua tự làm. (Ảnh NVCC)



Bánh bông lan. (Ảnh NVCC)



Soup. (Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



(Ảnh NVCC)



Bánh Flan Gato. (Ảnh NVCC)


Trong các món ăn chị làm cho con vào các bữa phụ, bé thích nhất là 5 món dưới đây. Chị Thảo chia sẻ công thức để các mẹ có thể tự tay làm cho con:

1. Bánh Flan từ sữa công thức

Nguyên liệu:

- Đường phèn bột: 30g hoặc 25g tùy theo vị giác.Nếu không có đường phèn bột thì có thể thay thế bằng đường cát hoặc đường xay. Hoặc không đường cũng được.

- Lòng đỏ trứng gà: 3 quả trứng và 1 lòng đỏ trứng

- Sữa 250ml, có thể thêm 1 chút vani để khỏi tanh.


(Ảnh NVCC)


Cách làm:

- Đầu tiên cần đánh tan lòng đỏ trứng gà ra cùng với đường.

- Sữa pha nóng (tầm 70 độ) rồi đổ từ từ vào hỗn hợp trên, vừa đổ vừa khuấy cho hỗn hợp tan đều, cho chút vani vào đánh cùng luôn. Rây hỗn hợp qua rây cho khỏi lợn cợn.

- Nướng cách thủy các khuôn/lọ/hộp trên khoảng 40-45 phút ở 160 độ C. Nếu như không có lò nướng có thể hấp lửa nhỏ tầm 20p.

- Để bánh nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để ăn trong 3 ngày. Bé từ 6m đã ăn được món này. Có thể không cho đường và vani. Làm cho bé ăn không nên làm phần caramen. Muốn sữa mịn thì khi hấp hoặc nướng bọc lớp giấy bạc lên trên.

2. Bánh táo úp ngược làm bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu

Phần táo: - 2 quả táo - 45g đường cát - 15g đường nâu - 15g bơ.

Phần cốt bánh: - 200g bột mì - 5g bột nở - 1 quả trứng - 30g đường bột - 160ml sữa - 10g bơ để mềm.

Cách làm

Bước 1: Trước tiên, bạn gọt vỏ táo, bỏ hạt, thái thành lát dày khoảng 5mm.

Bước 2: Cho táo đã thái lát vào một cái chảo cùng với đường, đường nâu và bơ. Đun trên lửa vừa khoảng 5 phút, thỉnh thoảng đảo nhẹ cho đường tan hết và ngấm vào táo.

Bước 3: Trong 1 âu lớn, đánh tan lòng trắng trứng với đường rồi rây bột và cho các nguyên liệu còn lại vào, trộn đều nhẹ tay. Sở dĩ chúng ta không cần đánh bông trứng vì bánh này nở bằng bột nở và sữa tươi sẽ giúp cho bánh không bị khô cứng.

Bước 4: Cho phần nước đường đun với táo ở bước 2 vào nồi trước, sau đó xếp các lát táo theo hình xoắn ốc. Kế đến, nhẹ nhàng đổ bột đã trộn vào sao cho bột chỉ phủ vừa hết mặt táo.

Bước 5: Bật nút "Cook" để nấu trong khoảng 35' rồi mở nắp, dùng tăm tre kiểm tra xem bánh đã chín chưa và ngắt bếp. Tiếp tục đậy kín nắp và ủ bánh thêm 10 phút nữa là xong.


(Ảnh NVCC)


3. Món sữa chua dẻo

Nguyên liệu: 400 - 500 ml sữa tươi có đường; 5 - 8 thìa cà phê sữa đặc có đường; 1 hộp sữa chua làm men, 20g lá gelatin.

Cách làm

Bước 1: Cho toàn bộ sữa tươi có đường vào nồi, sau đó cho thêm sữa đặc có đường vào rồi đun nóng ở khoảng 40-50 độ.

Bước 2: Đổ sữa chua làm men vào nồi hỗn hợp sữa rồi khuấy nhẹ cho sữa chua tan đều.

Bước 3: Ngâm lá gelatin vào nước lạnh khoảng 10 phút rồi vớt ra đem quay chảy trong lò vi sóng rồi trút vào nồi hỗn hợp sữa. Khuấy đều tay cho các nguyên liệu tan vào nhau.

Bước 4: Múc hỗn hợp trên ra các hộp đựng và tiến hành bước ủ sữa chua.

Bước 5: Xếp các hộp đựng vào nồi áp suất hoặc nồi cơm điện, sau đó đổ vào nồi nước đun sôi già, nhưng chỉ nên đổ đến 2/3 hộp. Ủ sữa trong khoảng 8 - 10 tiếng hoặc lâu hơn một chút. Tuy nhiên bạn không nên ủ lâu quá sẽ khiến sữa chua hỏng. Xếp các hộp sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh, để tàm 4 - 5 tiếng trước khi ăn.


(Ảnh NVCC)


4. Sữa đậu phộng (sữa lạc)

Nguyên liệu: 300 gram hạt đậu phộng (hạt lạc), 300ml sữa tươi, 300ml nước lọc, đường, sữa đặc nếu thích.

Dụng cụ làm sữa đậu phộng gồm: Máy xay sinh tố, rây hoặc túi lọc, muỗng và nồi để nấu, đậu phộng đãi vỏ lụa.

Cách nấu: Bạn có thể dùng đậu phộng đã phơi khô hoặc đậu phộng tươi vừa nhổ lên tách hạt đều được. Hạt đậu phộng đem ngâm khoảng 2 đến 3 tiếng rồi đem luộc qua sao cho tách được lớp vỏ lụa bên ngoài thật dễ dàng là được.

Xay đậu phộng: Hạt đậu phộng sau khi tách lớp vỏ lụa đem rửa sạch rồi cho vào máy xay sinh tố thêm nước lọc rồi bấm nút xay thật nhuyễn mịn.

Lọc sữa đậu phộng: Lọc hỗn hợp qua rây nhiều lần để loại bỏ bã (Tốt nhất bạn nên sử dụng túi lọc chuyên dụng để thu được hỗn hợp sữa đậu phộng ngon hơn).

Nấu sữa đậu phộng: Cho nước đậu phộng đã lọc vào cái nồi rồi bật bếp đun sôi, chú ý khi nước gần sôi thì bạn hạ nhỏ lửa nhằm tránh tình trạng sữa đậu sôi bị tràn ra ngoài. Khi nồi sữa đậu phộng sôi khoảng 10 phút thì bạn thêm sữa tươi, đường và sữa đặc vào, có thể thêm nút nước và kiểm tra độ ngọt của nồi sữa đậu phộng sao cho vừa khẩu vị.


(Ảnh NVCC)


5. Món bánh rán dorayaki (món này các bé đều thích mê)

Nguyên liệu: 3 quả trứng gà, 200g bột mì, 150ml sữa tươi, đường, muối, 100g đậu đỏ.

Cách làm:

Làm nhân đậu đỏ: Hầm sao cho đậu thật nhừ, rồi cho vào cối xay nhuyễn cùng với đường. Tiếp theo, cho đậu vào trong chảo, đun nóng vừa đun nhỏ lửa vừa đảo, khi nào hỗn hợp sền sệt, nhuyễn, mịn và đặc lại là xong.

Phần vỏ bánh: Đánh bông trứng gà, sau đó cho 5 thìa đường và một xíu muối vào đánh cùng. Khi hỗn hợp bông lên, cho tiếp sữa tươi và bột mỳ vào đánh nhuyễn. Nếu thích bạn có thể cho thêm chút sữa

Tiếp theo, cho thật ít dầu ăn vào chảo đun nóng lên. Khi chảo bắt đầu nóng, bạn nên vặn nhỏ lửa, múc từng muỗng bột vào rán. Rán ở mức lửa nhỏ nhất tầm 10 phút 1 chiếc. Khi thấy 2 mặt vàng bạn cho ra phết nhân vào. Sau đó là thưởng thức. Bọc màng bọc thực phẩm giữ trong tủ lạnh bé có thể ăn trong 2 ngày.


(Ảnh NVCC)

Mỗi giai đoạn con cần ăn tăng dần độ thô để tập luyện phản xạ nhai, đó là kinh nghiệm của chị Võ Ngọc Hoài ...

Trên một diễn dành cho các chị em nuôi con nhỏ, câu chuyện về việc chế biến món ăn đặc biệt giúp con ăn ngon... ...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến