Phương pháp cho con ăn dặm kiểu nhật

Phương pháp cho con ăn dặm kiểu nhật

Khi cho bé ăn dặm bạn nên chọn mua thịt, rau củ quả tươi ngon. Trước khi ăn, mẹ và bé cần rửa sạch tay để hạn chế vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.

Xem thêm:

>> Chương trình cho con ăn dặm trong 30 ngày
>> Tổng hợp thực đơn cho con ăn dặm cho trẻ biếng ăn

Mẹ có thể cho bé ăn các loại bột dinh dưỡng có bán tại các cửa hàng nhưng cần xen kẽ với các loại bột, cháo xay nhuyễn tự chế biến. Không chỉ bổ sung đủ dưỡng chất cho bé, việc lên thực đơn ăn dặm cho bé và tự tay nấu những bữa ăn còn là niềm vui của mẹ. Tuy nhiên, cần lưu ý một số nguyên tắc khi bắt tay vào “công nghệ ẩm thực” phục vụ cho “thiên thần nhỏ”:

5 điều nên làm khi lên thực đơn ăn dặm cho bé

Nấu chín, nghiền, xay nhỏ thức ăn. Có thể kết hợp bột dinh dưỡng với các loại rau, củ quả. Đối với các bé từ 6 – 8 tháng, mẹ tuyệt đối tránh việc thức ăn không nhuyễn sẽ làm bé hóc. Các bé từ 10 – 12 tháng đã có phản xạ nhai nên có thể “nhâm nhi” một chút thức ăn mềm của người lớn như cơm nhão, canh rau nấu nhuyễn, ruột bánh mì hay cháo, bột nghiền có thêm “chút cái” để kích thích nứu giúp răng trẻ phát triển.

Phối hợp các nhóm thức ăn. Cân đối mức độ hợp lý giữa các nhóm thức ăn bổ sung tinh bột như: khoai, gạo, mì..; bổ sung chất đạm như: thịt, cá, trứng sữa, cua, tôm,..; bổ sung vitamin và khoáng chất như: cà rốt, củ cải, rau ngót, rau dền, chuối, cam, đu đủ…;bổ sung chất béo như: dầu, mỡ… Không nên cho bé ăn lặp đi lặp lại một loại thức ăn vì dễ dẫn đến tình trạng bé thừa chất này nhưng thiếu chất khác. Nên bổ sung thêm nước hoa quả nhưng tránh cho bé uống vào ban đêm.

Ăn đúng giờ. Các mẹ nên lập thời gian biểu ăn uống cho bé và nghiêm chỉnh thực hiện để hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt. Thời gian đầu có thể cho bé ăn 6 bữa/ngày với lượng thức ăn ít. Sau đó từ từ rút dần còn 5 bữa rồi 2 bữa/ngày và tăng dần lượng thức ăn. Các bữa ăn dặm của bé phải cách nhau ít nhất 2 giờ để bé kịp tiêu hóa thức ăn.

Tạo hứng thú cho bé khi ăn. Để mỗi bữa ăn trở thành khoảnh khắc yêu thích của bé, mẹ cần tạo không khí vui vẻ cho bé như: chọn yếm, tô, chén, muỗng nhiều màu sắc, nói lời khen ngợi bé, cho bé ngồi chung với những người khác trong nhà để tạo cảm giác đông vui. Lưu ý nên tránh gây ồn ào gây phân tâm cho bé trong bữa ăn.



Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào? Mẹ đã từng nghe qua phương pháp ăn dặm kiểu Nhật lần nào chưa? Phương pháp này được khá nhiều mẹ ở Việt Nam áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công.

Vệ sinh an toàn thực phẩm. Một điều tưởng như đã quá quen thuộc nhưng các mẹ cũng cần phải nằm lòng nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” khi chế biến thức ăn cho bé. Đặc biệt, các loại nước ép trái cây bổ sung vitamin cho bé cần phải rửa thật sạch trước khi chế biến. Chọn mua thịt, rau củ quả tươi ngon. Trước khi ăn, mẹ và bé cần rửa sạch tay để hạn chế vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.

5 điều mẹ nên tránh


Các món ăn dặm cần được nấu mềm và xay nhuyễn để bé không bị hóc

Nóng vội. Quá trình cho bé ăn dặm phải được thực hiện từng bước, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Các mẹ không nên thấy bé “chịu ăn” mà cố ép cho bé ăn nhiều.

Thức ăn gây dị ứng. Mẹ cần hạn chế cho bé ăn những món có nguy cơ dị ứng như: Mật ong, lòng đỏ trứng chưa chín hẳn (lòng trắng trứng chỉ nên ăn sau khi bé được 1 tuổi), lạc (đậu phộng)… Các loại thức ăn tanh như: Tôm, cá cần được chế biến loại bỏ mùi tanh thật kỹ.

Thức ăn nóng. Tuyệt đối không cho bé ăn thức ăn nóng vì có thể làm phỏng lưỡi và hỏng dạ dày non nớt của trẻ. Khả năng chịu đựng của người lớn cao hơn, do đó để thức ăn nguội đến mức chỉ còn âm ấm thì mới vừa với bé.

Nêm thức ăn cho bé với khẩu vị của người lớn. Các mẹ không được áp dụng khẩu vị của mình trong nêm nếm thức ăn cho bé. Thận bé còn non nớt sẽ phải hoạt động quá tải nếu lượng muối trong cơ thể bé cao lâu ngày dẫn đến bé bị suy thận và gây phù. Chỉ cần cho vào một chút xíu muối iot hay nước mắm trong thức ăn của bé.

Bỏ việc cho bé bú sữa mẹ. Dù bé đã ăn dặm nhưng trong giai đoạn này sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất và sức đề kháng tốt cho bé. Từ 6 – 9 tháng, bé nên bú sữa mẹ kết hợp với 2 – 3 bữa ăn dặm cho thực đơn một ngày. Còn từ 10 – 12 tháng, bé vẫn tiếp tục bú sữa mẹ cùng với 3 – 4 bữa ăn dặm để bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Gợi ý thực đơn cho cả tuần:
Thực đơn 1: Theo gợi ý của Viện Dinh dưỡng Trung ương
Giờ
Thứ 2, 4
Thứ 3, 5
Thứ 6, Chủ nhật
Thứ 7
6h
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml
9h
Bột thịt lợn:
Thịt lợn nạc: 10g
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
Bột thịt gà:
Thịt gà: 10g
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
Bột sữa:
Sữa bột: 3 thìa
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
Bột trứng:
Trứng gà: 1/2 quả (lòng đỏ)
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
10h
Chuối-tiêu:1/3quả
Đu đủ: 50g
Hồng-xiêm:1/3quả
Xoài: 50g
11h
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
14h
Bột sữa:
Sữa bột: 3 thìa
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
Bột thịt lợn:
Thịt lợn nạc: 10g
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
Bột thịt gà:
Thịt gà: 10g
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
Bột sữa:
Sữa bột: 3 thìa
Bột gạo: 10g
Dầu ăn: 5g
Lá rau xanh: 1
thìa cà phê
16h
Nước cam *
Nước cam *
Nước cam *
Nước cam *
18h
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml
Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml

Thực đơn 2: Theo Sách Nuôi Con Mau Lớn của Trung tâm dinh dưỡng Tp. HCM

Thứ
7giờ 30 sáng
11giờ 30
16giờ 30
Hai
Bột dậu – bí đỏ
Bột thịt heo, rau dền
Bột cá bí xanh
Ba
Bột Risolac-Bắp cải
Bột cá cà rốt
Bột gan rau dền
Cháo sườn, trứng (lòng đỏ)
Bột trứng, rau muống
Cháo gà nấm rơm
Năm
Bột sữa cà rốt
Bột tôm bí đỏ
Cháo óc heo, đậu Hà lan
Sáu
Bột Risolac
Bột cua rau mồng tơi
Cháo đậu xanh, khoai lang bí
Bảy
Bột khoai tây tán với sữa
Bột tàu hũ rau ngót
Bột đậu phộng rau mồng tơi
Chủ Nhật
Bột sữa bông cải
Bột thịt bò rau dền
Bột thịt heo, rau xà lách
Chúc các mẹ thành công và bé yêu hay ăn, chóng lớn!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến