Bí ẩn đằng sau những cách trấn yểm thông dụng
Bùa chú là một trong những phương pháp thông dụng nhất trong thuật trấn yểm. Theo các nhà nghiên cứu, bùa chú xuất hiện trên thế giới từ lâu và khởi đầu từ những vị chân tu có ý đồ nghiên cứu tìm hiểu và thực hành bùa chú với chủ đích cứu đời, cứu người.
Một số hình vẽ về bùa chú để trấn yểm.
Từ ngàn xưa, bùa chú đã xuất hiện ngay cả trong những kinh sách của nhiều tôn giáo. Phần lớn các bùa chú này nhằm mục đích để cầu an, giúp cho thân tâm, gia đình yên ổn. Ngoài ra nhiều bùa chú con giúp để trị bệnh, trừ tà, phá bùa ém đối nghịch. Những bùa chú này do những nhà nghiên cứu về hiện tượng siêu linh huyền bí tìm ra. Một số bùa chú còn được tìm thấy do những tài liệu cổ từ phái Mật Tông truyền lại.
Những người Trung Hoa, Đài Loan, Hồng Kông thường biết khá nhiều bùa chú. Tại Ấn Độ , các tư liệu cổ cho thấy tôn giáo lâu đời nhất ở xứ này mà người Aryen tin theo từ dân tộc Naga. Người Naga thờ vô số thần, trong đó có cả thần nhân đạo từ bi và cả ác thần; ác thần thường gieo tai họa nên họ phải dùng các phương thuật để giải họa.
Theo nhà viết sử nổi danh William james Durant thì những phương thuật phần lớn là những bùa chú hay những Thần chú được tìm thấy rất nhiều trong kinh Atharva – Veda. Còn theo tìm hiểu của nhà nghiên cứu Thiên Việt, ngày nay phần lớn người Trung Hoa và Việt Nam thường hay dùng bùa của Trương Thiên Sư, một đạo sĩ nổi danh ở Trung Hoa.
Cách thức dùng bùa chú cũng khá phổ biến ở nước ta. Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn hóa – Khoa học và Công nghệ tổng kết có 8 cách dùng bùa: Đốt bùa, đeo bùa, dán bùa, uống bùa, nấu bùa, thoa bùa, dùng bùa để rửa và nuốt bùa.
Theo ông Điệp, đây là một trong những phương pháp mang tính tâm linh cao nhất. Đồng thời cũng có mối liên hệ với khoa học, bởi mỗi loại bùa lại có những công dụng khác nhau như các loại thuốc chữa bệnh.
Phương pháp tà thuật
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương cho rằng: “Tà thuật là một phương pháp sử dụng cúng bái, phù chú, hình nhân. Tốt, xấu, lợi, hại là do mục đích sử dụng. Thường những thầy có lương tri không bao giờ dùng tà thuật”.
Trong phép trấn yểm còn dùng hình nộm rơm để phù phép tà thuật.
Phương pháp tà thuật như một con dao hai lưỡi cho nên chính những người sử dụng tà thuật cũng thấy ái ngại. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi phương pháp này hầu hết đã thất truyền, số còn lại chỉ là kiểu “tin đồn”, hoặc thêm thắt cho ly kỳ, ta chỉ có thể coi đó là một huyền thoại.
Để tiếp cận được một tài liệu về tà thuật là điều rất khó. Chúng tôi đã rất kỳ công khi tận mắt thấy được cuốn tà thuật cổ của một người làm nghề bùa chú ở tỉnh Lạng Sơn. Cuốn sách do Cồ Mai cao sĩ Doãn Cảnh Tinh, con trai thứ ba của tiến sĩ Doãn Khuê sưu tập được và biên soạn cuối thế kỷ XIX.
Được biết cuốn sách này hé lộ ra bởi gia đình ông Doãn Sĩ Tiếp ở xã Song Lãng (Vũ Thư – Thái Bình). Ông Tiếp (đã mất) là cháu nội của Cồ Mai cao sĩ Doãn Cảnh Tinh. Một thời cuốn sách được xem là bảo vật quý giá của dòng họ, nhưng qua thời gian chiến tranh, sách bị thất lạc.
Cuốn sách dày cộm, ghi chép đầy đủ những phương pháp được xem là thần bí. Trong đó nổi bật là phép tàng hình, phép trừ sâu bọ, phép trừ một số loại bệnh, cách đuổi chuột, đuổi muỗi. Thậm chí, còn có phép qua sông nước bằng cách lấy tờ giấy vàng, dùng mực son viết chữ Vũ mang bên mình sẽ không lo chết đuối.
Nhận xét
Đăng nhận xét