Vinasun 'cầu cứu' Thủ tướng vì Grab, Uber: Bộ GTVT nói gì?

Vinasun - hãng taxi truyền thống "cầu cứu" Thủ tướng vì "taxi công nghệ" Taxi Grab và Uber được cho là đang phá vỡ hoạt động vận tải.

Trong tài liệu trình Đại hội cổ đông thường niên 2017, Vinasun đã đưa ra một loạt "đối thủ cạnh tranh" có thể khiến kinh doanh "thiệt hại" gồm Uber, Grab, BRT và tàu điện ngầm Metro. Ảnh minh họa: Bộ GTVT

Grab, Uber khiến taxi truyền thống gặp khó khăn

Mới đây, Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) có phản ánh lên Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị doanh nghiệp (Văn phòng chính phủ) về "taxi công nghệ" Grab, Uber.

Cụ thể, theo đơn vị này, Uber và Grab đang được nhiều ưu đãi, quản lý không chặt; không có chức năng kinh doanh vận tải; né tránh các nghĩa vụ về thuế, phí...; khuyến mãi tùy tiện, trái luật...

Vinasun cũng kiến nghị xếp loại hình hoạt động của Grab, Uber (và các công ty tương tự) như taxi truyền thống; "taxi công nghệ" phải được quản lý, kiểm tra, cấp phép.

Phải quản lý thuế cụ thể, công khai doanh thu; phải chịu sự khống chế về số đầu xe tham gia kinh doanh theo quy hoạch chung tại các địa bàn.

Phải đăng ký giá và chịu sự quản lý giá như các công ty taxi đang bị quản lý; chấm dứt các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh như khuyến mãi, giảm giá.

Bộ GTVT dừng cấp phép thí điểm mới Grab, Uber nhằm hạn chế bùng phát "taxi công nghệ".

Bộ GTVT nói gì về kiến nghị của taxi truyền thống?

Liên quan đến phản ánh và kiến nghị của Công ty Vinasun, Bộ GTVT cho biết bản chất của Grab, Uber là xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng theo quy định tại Điều 66 Luật Giao thông đường bộ.

Về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, Bộ Tài chính đã có Văn bản gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn chính sách thuế và quản lý thuế liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo Bộ GTVT, khi Bộ này chưa đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm thì Uber, Grab cũng đã du nhập vào và hoạt động tại Việt Nam.

Từ thời điểm khi áp dụng thí điểm, việc quản lý hoạt động được thực hiện theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT, trong nội dung đã quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan đơn vị để phối hợp quản lý và thực hiện thí điểm.

Đối với kiến nghị của Công ty Vinasun về chấm dứt hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của Uber, Grab bằng các chiêu thức giảm giá, Bộ GTVT đề nghị trao đổi với Bộ Công thương để được hướng dẫn rõ hơn.

Bộ GTVT cũng cho biết đã đề nghị Công ty TNHH Grab Taxi, Công ty TNHH Uber Việt Nam làm rõ các nội dung liên quan đến đơn vị mình và hai đơn vị này đã có văn bản trả lời.

Kể từ khi làn sóng taxi công nghệ du nhập thị trường Việt Nam, cũng là lúc nhiều cuộc tranh luận, đánh giá, phân tích… ...

D.L
Theo Đời sống & Pháp lý

Nhận xét

Bài đăng phổ biến